HĐH YÊN THÀNH NGHỆ AN

Khu Vực Miền Nam

Đề án phát triển 2001-2010 của UBND Huyện Yên Thành

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt các nghị quyết đến toàn thể cán bộ và nhân dân
Tổ chức quán triệt nghị quyết V của BCH TW khoá IX, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của Huyện uỷ về đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong toàn huyện.
Sau khi có nghị quyết của huyện uỷ, Đảng uỷ các cấp, các ngành các đoàn thể chính trị- xã hội tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Huyện uỷ đến tất cả cán bộ CNV, Đảng viên và toàn thể nhân dân. Trong quá trình nghiên cứu Nghị quyết cần nắm vững quan điểm, mục tiêu và các chủ trương lớn mà Nghị quyết đề ra. Việc nghiên cứu Nghị quyết phải gắn liền với việc kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình, địa phương mình, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, xác định những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và biện pháp khắc phục, nhằm thực hiện thành công CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn trên địa phương mình.
– Các cơ quan thông tin đại chúng: Đài phát thanh, truyền hình, Trung tâm văn hoá tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức phong phú, phù hợp nhằm tạo cho mọi tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế – xã hội nắm vững tinh thần Nghị quyết.

2. Đảng bộ và chính quyền các cấp xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết.
– Trên cơ sở đề án chung của huyện Đảng bộ, chi bộ và Chính quyền các cấp, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình để xây dựng chương trình hành động để thực hiện nghị quyết. Chương trình hành động phải đề ra được mục tiêu nhiệm vụ và bước đi cụ thể, đồng thời tổ chức quán triệt chương trình hành động đến tất cả cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong địa phương mình để tạo động lực thực hiện Nghị quyết.
– Theo định hướng của tỉnh, phân định nhiệm vụ của các cấp từ huyện đến xã, Tỉnh hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình dạy nghề phát triển công nghiệp chế biến, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, kiểm tra giúp đỡ huyện, xã thực hiện nhiệm vụ của mình. Huyện có trách nhiệm chỉ đạo đưa mô hình ra diện rộng , xã có trách nhiệm tổ chức động viên các hộ nông dân thực hiện. Trên cơ sở nhiệm vụ này các xã, thị trấn, các ngành xây dựng đề án thực hiện chương trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của địa phương mình, trình UBND huyện phê duyệt.
Chương trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn được thực hiện trong một thời gian dài, giai đoạn 2001 – 2010. Tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung cơ bản, trọng tâm đã nêu trong đề án. Để triến khai thực hiện có hiệu quả hơn cần có bước đi, kế hoạch hàng năm cụ thể. Định hướng phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2001 – 2005 thực hiện theo kế hoạch 5 năm và nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế – xã hội được đại hội Huyện Đảng bộ khoá 23 xác định. Giai đoạn 2 từ 2006 – 2010 tiếp tục những nội dung đã và đang thực hiện trong giai đoạn 1 chưa hoàn thành. Đồng thời bám vào mục tiêu chung của đề án để xây dựng nội dung, chương trình cụ thể để hoàn thành những mục tiêu nhiệm vụ của đề án và nghị quyết Huyện Đảng bộ đã ban hành.

3. Thành lập ban chỉ đạo chương trình CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn ở các cấp từ huyện, xã đến thôn xóm.

– Thành lập ban chỉ đạo chương trình CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn của huyện do đồng chỉ chủ tịch làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch phụ trách kinh tế làm phó ban, đồng chí trưởng phòng NN&PTNT làm uỷ viên thường trực, các phòng, ban ngành liên quan làm ban viên. Ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ quy chế hoạt động cụ thể, nhằm đôn đốc thực hiện nghị quyết của Huyện uỷ về CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn.
– Trên cơ sở ban chỉ đạo của huyện, các xã thị trấn, xóm thành lập ban chỉ đạo ở địa phương mình do đồng chí chủ tịch UBND xã, thị trấn, xóm trưởng làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch, uỷ viên nông lâm làm phó ban, các ban ngành đoàn thể làm ban viên. Phải xây dựng quy chế hoạt động cụ thể của ban để tổ chức chỉ đạo thực hiện.
– Các ban chỉ đạo chương trình CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn từ huyện xuống xã, xóm phải có mối liên hệ chặt chẽ từ trên xuống. Ban chỉ đạo ở xóm định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra giám sát thực hiện của BCĐ xã. BCĐ xã tổng hợp định kỳ báo cáo và chịu sự chỉ đạo kiểm tra giám sát của BCĐ huyện. BCĐ huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc hoạt động của BCĐ xã, xóm và tổng hợp báo cáo trình BCĐ tỉnh.

4. Nhiệm vụ của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội
Các tổ chức chính trị – xã hội huyện: MTTQVN Huyện, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội CCB, các hội nghề nghiệp……Phát động phong trào thi đua yêu nước, hướng hoạt động của tổ chức mình tham gia tích cực vào các nội dung phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn nói riêng. Phát huy truyền thống đoàn kết cộng đồng, tương thân, tương ái, xây dựng tình làng nghĩa xóm, xây dựng nông thông giàu đẹp đậm đà bản sắc , văn minh, hiện đại theo con đường XHCN.
Công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện quyết tâm cao của Đảng về phát triển nông nghiệp – nông thôn. Đồng thời chỉ ra những phương hướng chủ trương, chính sách lớn về phát triển nông nghiệp nông thôn cho toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng tích cực và thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đảng đề ra là trách nhiệm của toàn thể Đảng viên, cán bộ CNV và toàn thể nhân dân Yên Thành, sớm đưa nông nghiệp nông thôn huyện ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường CNH – HĐH đất nước.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN THÀNH

Nguồn  yenthanh.net