HĐH YÊN THÀNH NGHỆ AN

Khu Vực Miền Nam

Đề án phát triển 2001-2010 của UBND Huyện Yên Thành

PHẦN THỨ HAI
MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN YÊN THÀNH THỜI KỲ 2001 – 2010.

I – NỘI DUNG CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN YÊN THÀNH
1. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực
Tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc biệt là nguồn lực về đất đai, tiềm năng thế mạnh của các vùng kinh tế, lợi thế so sánh của huyện trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nhằm tạo tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững trong thời kỳ 2001 – 2010.

2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lưu thông hàng hoá.
Bao gồm phát triển hệ thống giao thông nông thôn, dặc biệt là giao thông cho các vùng nguyên liệu tập trung; khai thác và phát triển hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Nâng cấp hệ thống điện hiện có và đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường 35 KV vào các xã vùng kinh tế tây bắc Yên Thành và tổng đội TNXP 6, đồng thời chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng phúc lợi khác để từng bước phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lưu thông hàng hoá, không ngừng nâng cao mức hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, khả năng tiếp nhận thông tin và hoạt động thể dục, thể thao.

3. Đưa nhanh các thành tựu KHKT và công nghệ tiên tiến vào sản xuất:
Đưa các thành tựu KHKT và công nghệ tiên tiên vào các ngành Nông – Lâm- Công nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp gắn sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm với việc bảo vệ môi sinh, môi trường, tạo cân bằng sinh thái bền vững. Trên cơ sở quy hoạch vùng kinh tế để lựa chọn, áp dụng những thành tựu KH-công nghệ mới vào sản xuất tạo ra các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa chất lượng cao, vùng sản xuất vừng, vùng thâm canh sắn, mía, dứa, gắn với các cơ sở ché biến tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. Trong chăn nuôi cần phát triển đàn bò lai Sind, Lợn 3/4 máu ngoại để tạo ra sản phẩm như lợn sữa, thịt nạc đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

4. Phát triển ngành nghề TTCN, công nghiệp – xây dựng gắn với việc phân công lại lao động, bố trí lại dân cư.
Vừa tập trung phát triển ngành nghề truyền thống vừa du nhập ngành nghề mới, vừa phát triển sản xuất các mặt hàng thông dụng, phục vụ nhu cầu trên địa bàn vừa tổ chức sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, kỷ, mỹ thuật cao đáp ứng cho những người có thu nhập khá và xuất khẩu. Trên cơ sở phát triển ngành nghề đa dạng phong phú tổ chức sắp xếp lại lao động và bố trí lại dân cư hợp lý với quan điểm ở nông thôn nhưng không làm nông nghiệp.

5. Phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tổ chức phát triển các ngành dịch vụ như: dịch vụ kỹ thuật cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, thuỷ lợi… Dịch vụ thương mại tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn cung ứng tốt hơn cho đầu vào và giải quyết tốt hơn cho đầu ra sản phẩm. Dịch vụ thương mại tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn cung ứng tốt hơn cho đầu vào và giải quyết tốt hơn cho đầu ra sản phẩm ; Dịch vụ tài chính nhằm phục vụ tốt nhất nguồn vốn cho nông dân để phát triển sản xuất.

6. Củng cố và phát triển các thành phần kinh tế.
Các thành phần kinh tế trên địa bàn bao gồm: kinh tế HTX, kinh tế hộ (bao gồm cả kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp Quốc doanh, các công ty TNHH, công ty cổ phần trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Trong đó kinh tế hộ và kinh tế HTX đóng vai trò chủ lực. Huyện ban hành những cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các thành phần kinh tế cùng phát triển.

7. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ xã đến xóm. Đội ngũ cán bộ công chức các ban ngành cấp huyện từ đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực đáp ứng cho nhu cầu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Đồng thời tập trung đào tạo lao động nông thôn về kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, cơ khí, ngành nghề và kinh doanh dịch vụ.
8. Phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hiện các chính sách xã hội, giảm áp lực gia tăng dân số, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, tạo ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, tình đoàn kết trong thôn xóm, lương giáo, công nông bền vững.

II. MỤC TIÊU CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN YÊN THÀNH THỜI KỲ 2001 – 2010.
A. Mục tiêu tổng quát:
1. Hướng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, TTCN – dịch vụ
Phát triển nông nghiệp – công nghiệp TTCN- dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng hành hoá thông qua chế biến trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện phấn đấu tăng nhanh cả về năng suất chất lượng và giá trị sản phẩm trồng trọt, đồng thời tăng nhanh tỉ trọng thu nhập từ chăn nuôi… Mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày nhằm khai thác có hiệu quả vùng đất đồi bán sơn địa. Coi trọng phát triển công nghiệp – TTCN, trước hết tập trung công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất VLXD và các ngành dịch vụ.

2. Hoạt động tài chính
Đổi mới hoạt động tài chính nhằm tăng thu ngân sách đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên trên địa bàn tiến tới có tích luỹ. Huy động mọi nguồn lực trong huyện đồng thời có chính sách thu hút lớn đầu tư từ bên ngoài để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp vững chắc theo hướng CNH – HĐH.
3. Gắn tăng trưởng kinh tế với tăng cường phúc lợi xã hội và xây dựng nông thôn mới. Giữ vững chính trị và trật tự an toàn tạo chuyển biến và làm lành mạnh hơn đời sống xã hội. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân để đến năm 2010 Yên Thành phát triển ngang tầm với các huyện điển hình trong tỉnh có điều kiện tự nhiên tương tự.

B. Mục tiêu cụ thể:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và theo tinh thần nghị quyết Huyện Đảng bộ khoá 23. Phân chia huyện thành 4 tiểu vùng kinh tế và đề ra chỉ tiêu phát triển cụ thể cho từng tiểu vùng bao gồm:
1. Tiểu vùng đồng bằng gồm 20 xã vùng trũng: Long, Vĩnh, Khánh, Viên, Nhân và Bảo Thành, Đô, Phú, Thọ, Hồng, Hoa, Hợp, Văn, Thị trấn, Tăng, Xuân, Bắc, Trung, Nam và Liên Thành.
2. Tiểu vùng đồi núi gồm 14 xã miền núi: Tân, Mã, Đức, Lăng, Hậu, Phúc, Đồng, Kim, Quang, Tây, Thịnh, Minh, và Lý Thành.
3. Tiểu vùng phía Nam gồm 4 xã nằm dọc đường Quốc lộ 7: Mỹ, Công, Sơn Thành và Đại Thành.

III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TIẾN HÀNH CNH – HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN YÊN THÀNH.
1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển các ngành kinh tế
Tiến hành lập quy hoạch phát triển các ngành kinh tế và các vùng kinh tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất và lợi thế của mỗi vùng gắn với công nghiệp chế biến tạo ra vùng sản xuất hàng hoá.
1.1. Quy hoạch phát triển sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản
Trên cơ sở lợi thế của mối vùng, mỗi xã quy hoạch các ngành trên theo hướng sản xuất hàng hoá, sản xuất tập trung quy mô lớn. Đảm bảo giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích cao nhất.
Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, tạo đà cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Thực hiện thâm canh cao trên diện tích chủ động nước. Chuyển một phần diện tích trồng cây lương thực hiệu quả thấp và khai hoang mở rộng diện tích vùng đồi có độ dốc dưới 150 cải tạo vườn tạp để tạo ra vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả. Phấn đấu đến năm 2010 có vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: bao gồm: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao 3000 – 4000 ha; Vùng mía: 2030 ha; vùng dứa: 2.374 ha; vùng sắn 2.500 ha; vùng cây ăn quả 1.600 ha; vùng nguyên liệu giấy 9.500 ha, vùng sản xuất lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, bò sữa, bò thịt…
Dự kiến bố trí sản xuất và một số sản phẩm chính trong nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010.

1.2. Thực hiện việc chuyển đổi ruộng đất tạo tiền đề cho sản xuất phát triển và hình thành các hình thức quản lý nông nghiệp nông thôn.
– Khuyến khích nông dân tiến hành “dồn đám, đổi thửa” trong nội bộ nông dân theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận, Phấn đấu đến cuối năm 2003 hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất trên 37 xã, thị trấn.
– Gắn với công tác chuyển đổi ruộng đất và tăng cường kết cấu hạ tầng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi 1.200 ha ruộng vùng trũng từ 2 vụ lúa hiệu quả thấp sang 1 vụ lúa – 1 vụ cá, cải tạo đưa 1000 ha vùng thâm canh lúa khó cơ cấu cây trồng phát triển 2 vụ lúa 1 vụ cá và 1.800 ha lúa xen cá. Chuyển đổi 1870 ha vùng đồi, bán sơn địa từ 1 vụ lúa – màu cấp cưỡng để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày…
– Thông qua việc chuyển đổi ruộng đất tiến hành việc tích tụ ruộng đất có tổ chức và quản lý của chính quyền các cấp. Gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Nông dân khi đi xây dựng vùng kinh tế mới, hoặc chuyển sang lao động công nghiệp, TTCN, dịch vụ, chuyển nhượng lại đất cho xã viên khác (theo quy định của UBND tỉnh) đảm bảo cho nông dân có việc làm và thu nhập ổn định. Đồng thời từng bước hình thành mô hình HTX cổ phần. Trong đó nông dân đóng góp cổ phần bằng vốn và bằng quyền sử dụng đất. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần. Từ 6 tháng cuối năm 2002 chỉ đạo xây dựng 1 – 2 mô hình để rút kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng.
1.3. Từng bước hình thành một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản.
Hoàn chỉnh việc xây dựng nhà máy đường 200 tấn/ ngày đêm tại Tăng Thành để từ vụ ép 2002 tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc gia cầm ở 4 vùng, Thị trấn, Công Thành, Quang Thành, và Đô Thành công suất 5000 – 10.000 tấn/ năm- XN; Đầu tư xây dựng xí nghiệp chế biến nhựa thông tại thị trấn; phục hồi và nâng cấp nhà máy xay Yên Thành để chế biến gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ 60.000 tấn thóc hàng hoá năm 2000 và 100.000 tấn năm 2010. Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung công suất 4 triệu viên/ năm và dây chuyền chế biến đá xây dựng tại lèn Bằng (Đồng Thành); lèn Vũ Kỳ (Phúc Thành); Lèn Vĩnh Tuy (Vĩnh Thành); xây dựng nhà máy chế biến bột sắn tại Công Thành , công suất 400 tấn / năm và một số cơ sở công nghiệp khác nhằm từng bước thúc đẩy công nghiệp – TTCN phát triển và thực hiện phân công lại lao động trên địa bàn.
1.4. Quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho phù hợp với bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Trên cơ sở bố trí vật nuôi, cây trồng ở từng vùng để bố trí hệ thống giao thông thuỷ lợi phù hợp. Đối với giao thông ngoài 3 tuyến đường do TW và tỉnh quản lý được tỉnh đưa vào kế hoạch nâng cấp theo Nghị quyết tỉnh Đảng bộ khoá 15, phấn đấu đến năm 2010 nhựa hoá 100%, 14 tuyến đường huyện có chiều dài 218 km và cứng hoá 50%: 1.101 km đường liên thôn, liên xã. Ngoài ra mở thêm một số tuyến đường mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 nông thôn: Như đường Bồ bồ, đường Động cầu – Nhà đũa – Kim Thành , đường Đốc biến để khai thác tiềm năng vùng kinh tế Tây bắc Yên Thành. Đối với thuỷ lợi tiếp tục triển khai nâng cấp và khai thác có hiệu quả hệ thống tưới tiêu hiện đại. Xây dựng mới 12 hồ đập vừa và nhỏ để bổ sung nước tưới ổn định cho 900 ha vùng cao và 9 trạm bơm để tiêu úng cho 2500 ha vùng sâu. Đồng thời thông qua việc chuyển đổi ruộng đất, quy hoạch lại hệ thống kênh tưới trên gồm 698 kênh dài 698 kênh dài 540 km. Phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành việc kiên cố hoá kênh thuỷ lợi để thực hiện việc tưới tiêu khoa học, phục vụ thâm canh cao
1.5. Quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN, công nghiệp gắn với việc phân công lại lao động và bố trí dân cư.
Quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phải xác định được ngành nghề, cân đối nguyên liệu, lao động, vốn.
– Đối với ngành nghề truyền thống cần khôi phục và phát triển, trước mắt tập trung phát triển các nghề thu hút nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và có thi trường tiêu thụ như: hàng mỹ nghệ mây tre đan ở các xã vùng sâu, vùng thâm canh, chế biến thuỷ, hải sản hàng mộc dân dụng và mộc cao cấp, làm nồi đất…
– Đối với ngành nghề mới phải xác định được ngành nghề thích hợp có lợi thế về nguyên liệu, kỹ năng lao động đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Cần hỗ trợ, lựa chọn một số doanh nghiệp, HTX năng động làm nòng cốt, thu hút các hộ, các cá nhân cùng tham gia, phấn đấu mỗi xã, mỗi làng đều có tối thiểu 1 cụm TTCN và dịch vụ.
– Đối với công nghiệp cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện có trên địa bàn cả về quy mô vốn đầu tư và khối lượng sản phẩm hàng hoá như: Khai thác, chế biến đá xây dựng tại các công ty ở lèn Bằng, Lèn Vũ kỳ, lèn Vĩnh Tuy, Lèn Cò…Sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí (Công Thành), khai thác khoáng sản như: Than bùn (Vĩnh Thành), apatit (Sơn Thành), cát…, sản xuất phân hữu cơ và vô cơ…
Trên cơ sở phát triển ngành nghề TTCN, cong nghiệp chuyển dịch dần cơ cấu lao động. Lao động nông nghiệp giảm dần cả về cả về tương đối và trị số tuyệt đối, lao động ngành nghề TTCN, công nghiệp dịch vụ tăng lên. Từ đó bố trí lại khu dân cư cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề thuận tiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nguồn lao động còn dôi thừa bố trí vào khu kinh tế mới Tây – Bắc Yên Thành và tổng đội TNXP 6. Đồng thời đấy nhanh việc xuất khẩu lao động.
1.6 Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ và đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở thị trấn và các thị tứ.
– Dịch vụ thương mại: Cần thực hiện tốt dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra. Tiếp tục hoàn thiện trung tâm thương mại huyện, nâng cấp 100% số chợ hiện có, xây mới một số chợ, đảm bảo mỗi xã có 1 chợ nông thôn hoạt động đạt yêu cầu văn minh thương nghiệp. Củng cố phát triển cửa hàng thương mại huyện thành công ty thương mại đủ sức làm chủ các đại lý bán buôn, bán lẻ và phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho 16 xã miền núi. Đưa ngành dịch vụ tăng bình quân 13,5% thời kỳ 2001 – 2005 là 15% thời kỳ 2006 – 2010, để đến năm 2010 ngành dịch vụ chiếm 27% trong cơ cấu kinh tế.
– Dịch vụ kỹ thuật: Tổ chức tốt hệ thống sản xuất, cung ứng cho nông dân các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc BVTV, thuốc thú y, dịch vụ cung ứng điện nước, các loại vật tư thiết yếu cho phát triển công nghiệp, TTCN, ngành nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia các hoạt động dịch vụ kỹ thuật. Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các loại vật tư cung ứng cho nông dân, nhằm tạo môi trường pháp lý cho các thành phần dịch vụ phát triển đúng hướng, cạnh tranh lành mạnh, chống trôn, lậu thuế, lưu thông hàng giả, kém chất lượng.
1.7 Quy hoạch chi tiết thị trấn , các thị tứ và tụ điểm kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2010 đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật và chỉnh trang đô thị để Thị trấn thực sự là trung tâm kinh tế – văn hoá – chính trị của huyện là đầu mối giao lưu trong và ngoài huyện. Đồng thời đầu tư xây dựng 10 thị tứ: Bảo, Công, Trung, Hợp, Thọ, Đô, Quang, Tân, Hậu và Tăng Thành, mỗi xã xây dựng ít nhất một tụ điểm kinh tế làm trung tâm kinh tế – văn hoá của xã, vùng. Gắn với việc hình thành các cụm công nghiệp – TTCN – dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ
2.1. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản.
– Tổ chức thực hiện hương trình giống Quốc gia được tỉnh và trung ương hỗ trợ gồm giống ngô, lạc, cây lâm nghiệp, bò sữa, lợn hướng nạc. Tiếp tục thực hiện chương trình “cấp 1 hoá giống lúa”, nhân nhanh các giống lai mới, giống mía, giống dứa Cayene, vừng V6, giống cam sạch bệnh, bò Sind, lợn nạc, cá, cây lâm nghiệp và nguyên liệu…
– Khuyến khích nông dân khai thác đất vườn, đất đồi, bãi mặt nước để nuôi trồng các loại cây con có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông, khuyến nông từ huyện, xã đến xóm để hướng dẫn tuyên truyền, chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới đến bà con nông dân một cách có hiệu quả.
2.2. Phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí hoá nông nghiệp và điện khí hoá nông thôn.
– Tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế trong huyện đầu tư phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp trung tâm dạy nghề huyện để đào tạo nghề cho lao động trong huyện. Liên doanh hoặc thuê chuyên gia đào tạo các nghề cơ khí như đúc, rèn, sửa chữa… phục vụ tốt hơn cho việc phát triển công nghệ chế biến và cơ khí hoá nông nghiệp trên địa bàn.
– Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện nông thôn, ưu tiên đầu tư lưới điện cho vùng KTM, kết hợp cải tiến công tác quản lý để nông dân sử dụng điện với chất lượng bảo đảm và giá cả hợp lý.

3. Giải pháp về sử dụng và phát triển nguồn nhân lực.
3.1. Phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí.
– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường từ mầm non đến bậc thổ thông trung học. Hàng năm thu hút từ 10 – 15% học sinh tốt nghiệp PTCS, 20 – 30% tốt nghiệp PTTH vào đào tạo dạy nghề và THCN, tăng đáng kể lực lượng lao động có ty nghề, cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
– Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới nông thôn mới, cùng với việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình và hàng xóm láng giềng.
3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo và dạy nghề.
– Thực hiện đồng bộ việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp huyện cũng như cấp xã, có chính sách khuyến khích, ưu đãi cán bộ đi học. Phấn đấu đến năm 2010 có 50% lao động được đào tạo trong đó 25% lao động được đào tạo nghề, mỗi xã có ít nhất 5 cán bộ có trình độ đại học ở các ngành trọng yếu.
– Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ thôn xóm để kịp thời phổ biến trang bị những kiến thức về quản lý kinh tế ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó cần cử cán bộ huyện, xã tham gia các lớp bồi dưỡng do tỉnh và trung ương tổ chức. Nhằm đảm bảo cho trình độ cán bộ theo kịp với sự nghiệp đổi mới.
3.3 Thu hút lao động có chất lượng cao.
– Cần có chính sách quan tâm thu hút người tài, sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá giỏi về công tác tại địa phương. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ, có năng lực, có tâm huyết vào bộ máy lãnh đạo quản lý của huyện, xã. Đồng thời phải có chính sách bảo hộ, khuyến khích và xoá bỏ mặc cảm lao động làm thuê. đưa lao động tìm kiếm việc làm ngoại huyện, ngoại tỉnh và xuất khẩu lao động để thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

4. Giải pháp về vốn và sử dụng vốn.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2001 – 2010, nhu cầu vốn đầu tư trong 10 năm dự kiến là: 2065 tr đồng. Để đáp ứng nhu cầu đó cho quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như sau:
– Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách, phải xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư như bảo hộ sản phẩm, mở rộng các hình thức huy động vốn như cố phần hoá các HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát hành trái phiếu… Nhằm tạo điều kiện cho người lao động, các tổ chức, các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nhanh giá trị hàng hoá.
– Khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng tại địa bàn dân cư trong khuôn khổ của pháp luật để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mặt khác chú trọng cơ chế huy động lao động sống để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn.
– Xây dựng các dự án đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài nhằm khai thác các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.
– Tìm mọi biện pháp đẻ tăng nguồn thu, tiết kiệm nguồn chi ngân sách để dành vốn cho đầu tư phát triển.
– Đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ kết hợp vốn ngân sách địa phương và đóng góp của nhân dân để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: Giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện, nước sinh hoạt, phát triển thị trấn, thị tứ….
– Đổi mới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo về công tác huy động vốn, thủ tục cho vay, mở rộng việc cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông qua dự án, tích cực thu nợ để tăng quy mô vay vốn.
Song song với những giải pháp trên là thực hiện việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong những năm trước mắt ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở chế biến nông – lâm thuỷ sản, các vùng nguyên liệu tập trung (dứa, mía, sắn, vừng…), để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

5. Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế.
5.1. Kinh tế hộ (bao gồm cả kinh tế trang trại).
Nghị quyết TW 5 đã khẳng định kinh tế hộ và kinh tế HTX giữ vai trò chủ lực trong quá trình CNH & HĐH nông nghiệp nông thôn.Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại , các thành phần kinh tế tham gia, liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách phù hợp như giao đất lâu dài, tạo điều kiện cho các hộ, nhóm hội tích tụ ruộng đất, được vay vốn, được hướng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn.
5.2. Kinh tế HTX.
– Cần làm lành mạnh tài chính trong các HTX, giải quyết dứt điểm nợ nần, theo nghị quyết của Chính phủ xoá nợ cho HTX đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh, phục vụ cho các HTX để đạt hiệu quả ngày càng cao. Những HTX yếu kém hoạt động không có hiệu quả xem xét từng trường hợp có thể giải thể, hướng dẫn và giúp đỡ xã viên HTX hình thành các tổ chức kinh tế tập thể phù hợp. Đồng thời xây dựng mô hình HTX cả phần theo hướng: Hộ nông dân tham gia đóng góp cả phần bằng đất đai, vật tư, tiền vốn. Lợi nhuận HTX được phan phối theo ngày công và cả phần đóng góp của xã viên. Hình thức tổ chức quản lý như các doanh nghiệp cả phần hoá. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cả phần.
5.3. Kinh tế Nhà nước:
Cần hỗ trợ, phát triển các đơn vị, cơ sở kinh tế Nhà nước trên địa bàn huyện để thực hiện tốt vai trò trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học, kỹ thuật tại địa phương. Củng cố các doanh nghiệp công ích chủ yếu làm tốt công tác giống, thuỷ lợi, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, thú y…Đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh.
5.4. Kinh tế tư nhân (bao gồm cả công ty tư nhân, công ty TNHH) và các thành phần khác.
Khuyến khích kinh tế tư nhân trong và ngoài huyện, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

6. Giải pháp về chính sách xã hội.
Song song với việc phát triển kinh tế cần thực hiện tốt các chính sách xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tăng mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Để đạt được yêu cầu đó cần thực hiện một số giải pháp như sau:
– Tập trung chỉ đạo công tác dân số KHHGĐ có hiệu quả, ngăn chặn việc sinh con thứ 3, đẻ sớm, đẻ dày, làm tốt công tác truyền thông dân số, áp dụng các biện pháp cấp bách, lâu dài để ổn định quy mô dân số nhằm giảm sức ép về dân số, việc làm cho người lao động.
– Giải quyết tốt các chính sách xã hội như: chính sách về thương binh, liệt sĩ, người có công với nước, chính sách miền núi, tạo việc làm cho người lao động bằng các biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề TTCN. Động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” thực hiện tốt phong trào đèn ơn đáp nghĩa. Xây dựng đời sống văn hoá trong khu dân cư, đảm bảo an ninh thôn xóm nhằm tạo phong trào cách mạng mới xoá bỏ mặc cảm vùng nghèo, xã khó thúc đẩy tiềm năng kinh tế phát triển. Phấn đấu tăng hộ khá, giàu từ 10% năm 2000 lên 40% năm 2010, giảm hộ đói nghèo từ 19,26% năm 2000 xuống 8% hộ nghèo và xoá hộ đói năm 2010.